Trả lời Zing.vn về việc bảo đảm quyền lợi của các tài xế, đại diện GrabFood cho biết trong trường hợp đối tác tài xế đã hoàn tất việc nhận món ăn, đồ uống nhưng khách hàng bất ngờ hủy đơn hàng, thì cần thông báo ngay cho tổng đài Grab để được hỗ trợ kịp thời.
"Nếu xác minh thông tin đúng là khách hàng đã hủy đơn hàng, chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho đối tác tài xế, bao gồm cả việc bồi hoàn cho đối tác", Grab chia sẻ.
Trong thời gian tới, hãng này cho biết sẽ cải thiện hệ thống để giảm thiểu tình trạng "bùng" hàng vào phút chót của khách hàng.
Liên quan đến trường hợp một cô gái tại TP.HCM "bùng" đơn hàng 20 ly trà sữa trị giá 1,2 triệu đồng, cộng đồng mạng nhanh chóng tìm được địa chỉ trang cá nhân của cô và thi nhau "khủng bố" bằng loạt bình luận chửi bới.
![]() |
Tin nhắn thản nhiên "bùng" nhận đơn hàng trà sữa trị giá 1,2 triệu đồng khiến cộng đồng mạng bất bình. Ảnh: Đà Nẵng 43. |
Cư dân mạng cũng tìm ra danh tính mẹ cô gái là một giáo viên phổ thông và thậm chí cả địa chỉ trang cá nhân thầy hiệu trưởng trường học nơi mẹ cô gái "bùng" nhận hàng đang làm việc.
Nhiều tài khoản để lại bình luận chửi bới, thậm chí yêu cầu thầy hiệu trưởng đuổi việc mẹ cô gái "bùng" nhận trà sữa, nhờ thầy đòi 1,2 triệu đồng giúp tài xế giao hàng.
Bên cạnh những bình luận ác ý nhắm vào những người không liên quan thì cũng có những tài khoản tỏ ra bất bình với sự hung hãn của các "anh hùng bàn phím".
" alt=""/>GrabFood nói gì khi tài xế bị 'bùng' đơn hàng cả triệu đồng?Vào ngày 03/01/2017, Valve đã bị phạt ba triệu đô la Úc (tương đương với 2.3 triệu đô la Mỹ) sau khi Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Úc (ACCC) phát hiện ra hành vi vi phạm Luật tiêu dùng Úc (ACL).
Án phạt đã được tuyên bố khoảng ba năm sau khi ACCC thực hiện hành động pháp lý chống lại Valve vào năm 2014, khẳng định công ty này đã cố tình lừa dối khách hàng trong thỏa thuận người dùng. Ngoài ra, ủy ban cũng tuyên bố rằng Valve đã không cung cấp bất cứ sự bồi thường nào cho những khách hàng không hài lòng và không bảo đảm chất lượng các sản phẩm được bán ra trên Steam.
Valve đã kháng nghị quyết định của AFC vào ngày 20/02/2017 – đúng vào hạn chót theo quy định. Nhưng hôm nay, Tòa án Tối cao Úc đã nhất trí bác bỏ đơn kháng nghị của công ty có trụ sở tại Seatlle, Mỹ - đồng nghĩa với phán quyết của AFC vẫn được giữ nguyên.
“Nếu khách hàng mua sản phẩm trực tuyến bị lỗi, họ có quyền được sửa chữa, thay thế hoặc bồi hoàn lại tiền nếu họ đã bước vào một cửa hàng”, Ủy viên ACCC, Sarah Court, nói trong thông cáo báo chí.
Valve cũng đã vướng vào những vụ kiện tụng từ cấp tiểu bang cho tới liên bang về những vấn đề liên quan tới việc cung cấp skin, loot box trong bốn năm qua. Giờ thì công ty này đã có thể bổ sung rắc rối với khách hàng vào danh sách những vụ lùm xùm.
Vào ngày 19/4 vừa qua, Chính phủ Hà Lan đã cảnh báo Valve bốn tựa game của họ có thể sẽ bị cấm tại quốc gia này nếu như không tiến hành những thay đổi về hệ thống loot box trong vòng tám tuần sắp tới.
Cụ thể, Hà Lan cho rằng, bất cứ tựa game nào của Valve cho phép người chơi trao đổi loot box trên thị trường, đem lại cho họ giá trị kinh tế thực đều sẽ bị để mắt tới. Dota 2và Counter-Strike: Global Offensiveđều có hệ thống này – nhưng Hà Lan không đề cập chi tiết tên các tựa game.
Hiện chưa rõ thời điểm Valve phải nộp đủ số tiền phạt, nhưng rõ ràng ACCC đã chiến thắng vụ kiện. Do đó, từ giờ trở đi, Valve phải có nghĩa vụ phải chi trả 2.3 triệu USD.
None (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Valve bị phạt 2.3 triệu USD vì không tôn trọng khách hàng AustraliaViettel tổ chức 1200 điểm giao dịch tiếp nhận hồ sơ chương trình “Trái tim cho em”
Việc bổ sung thêm các điểm tiếp nhận hồ sơ chương trình “Trái tim cho em” có ý nghĩa đặc biệt đối với những gia đình nghèo có con em cần hỗ trợ. Phần lớn, các trường hợp cần hỗ trợ ở vùng nông thôn, miền núi, điều kiện giao thông không thuận tiện và các điều kiện y tế hỗ trợ còn hạn chế.
Với sự tham gia của hơn 300 siêu thị Viettel Store, Viettel đã huy động 100% mạng lưới giao dịch tuyến đầu của mình tham gia chương trình mổ tim miễn phí. Mạng lưới dày đặc gần 1.200 siêu thị và cửa hàng giao dịch được phủ sâu đến tận cấp huyện trên toàn quốc giúp giảm đáng kể thời gian người dân phải di chuyển hoàn thành các thủ tục cần thiết. Siêu thị Viettel Store thường nằm ở vị trí bắt mắt, dễ nhận biết tại các thị xã, thị trấn, giúp người dân dễ dàng tìm kiếm để nhận hỗ trợ. Khi đến siêu thị hoặc cửa hàng Viettel, gia đình có em nhỏ cần hỗ trợ sẽ được nhân viên Viettel tư vấn các điều kiện tham gia, hướng dẫn điền các mẫu đơn đề nghị, phối hợp chính quyền địa phương hoàn tất cả thủ tục theo yêu cầu.
" alt=""/>Viettel tổ chức 1200 điểm giao dịch tiếp nhận hồ sơ chương trình “Trái tim cho em”